Hiện nay, nhôm là vật liệu xây dựng quen thuộc, xuất hiện khắp mọi nơi trong ngôi nhà. Từ những vật gia dụng nhỏ đến các yếu tố cấu thành nên nội thất và kiến trúc.

                                                      

                                                                            Cao ốp được áp nhôm kính mặt dựng

Nhôm là kim loại phổ biến nhất trong vỏ trái đất, tỉ trọng riêng của nhôm chỉ bằng 1/3 sắt hay đồng. Nhôm rất mềm, dễ uốn và gia công đơn giản. Nó có khả năng chống ăn mòn và bền vững do lớp oxit bảo vệ.

Nhôm cũng không nhiễm từ và không chảy ở môi trường bình thường. Các thành phần cấu trúc được làm từ nhôm hay hợp kim nhôm rất hữu dụng trong ngành hàng không vũ trụ. Các lĩnh vực khác như giao thông vận tải và vật liệu cấu trúc.

Nhôm còn được ứng dụng vào các sản phẩm gia dụng, các thiết bị bếp cao cấp, đồ đạc nội thất. Với các đặc tính ưu việt của mình, nhôm ngày càng được ứng dụng vào các công trình kiến trúc hiện đại.

                                                   

                                                              Một số ứng dụng của hợp kim nhôm làm đồ gia dụng trong bếp

Đặc tính của nhôm rất nhẹ, khi gặp không khí bên ngoài sẽ bị oxi hóa và tạo thành lớp màng (hay còn gọi là oxit nhôm). Chính bản thân nó tạo thành bề mặt bám chặt vào các lớp, vô tình tạo thành vỏ bảo vệ rất tốt cho nhôm.

Chính vì những đặc thù khác biệt như vậy, nhôm được ứng dụng rất nhiều trong kiến trúc cũng như nội ngoại thất cho những ngôi nhà. Thông thường chỉ sử dụng nhôm có thể tạo được những mảng trang trí độc lập trong kiến trúc. Tuy nhiên, khi kết hợp với các vật liệu khác như kính sẽ tạo nên những sản phẩm hoàn hảo trong ngôi nhà.

                                        

                                                                           Sự kết hợp hoàn hảo giữa nhôm và kính

Có thể do đặc tính vật lý, do sự giãn nở nhiệt giống nhau nên nhôm và kính được sử dụng tạo để tạo nên tính thẩm mỹ cao, phổ biến trong các thiết bị nội ngoại thất.

Xét về tính thẩm mỹ của yếu tố phong thủy thì nhôm và kính là hai mảng tương sinh với nhau. Vì nhôm mệnh kim, kính mệnh thổ. Thổ sinh kim nên khi kết hợp chúng ta có cảm giác hài hòa về yếu tố thẩm mỹ và phong thủy.

Ngoài ra, nhôm có thể kết hợp với gỗ. Kết hợp gỗ với màng phủ nhôm để tăng độ bền cho sản phẩm, nếu không có lớp nhôm bên ngoài thì tuổi thọ của sản phẩm gỗ sẽ ngắn hơn.

Phân loại về nhôm có thể chia ra làm hai loại: nhôm thanh và nhôm tấm, trong mỗi một công trình thì lại phân loại theo nhôm nội thất và ngoại thất. Tùy theo yêu cầu của công trình mà người ta sản xuất cho phù hợp với kiểu dáng, màu sắc cũng như độ bền để phục vụ công năng sau này.

                                                 

                                                                             Nội thất tủ bếp nhôm kính trong căn hộ

Các công trình hiện đại ngày nay thường ốp những tấm nhôm bên ngoài, để tôn thêm vẻ đẹp của công trình. Vì đặc tính của nó đa dạng, có thể phối màu được, có thể tạo dáng dễ dàng. Ứng dụng của nhôm trong kiến trúc rất phong phú, đa dạng.

Đối với nhôm thanh, ứng dụng trong trang trí nội thất . Như các tủ, kệ, các mảng trang trí hay các thanh lam. Tạo thành những mảng lam che chắn nắng chiếu ở ngoài vào ngôi nhà. Thậm chí, có những nơi sử dụng làm mái nhà.

Nhôm kết hợp với kính tạo nên vẻ hiện đại cho kiến trúc của các tòa nhà cao tầng, chung cư cao cấp. Nhôm tạo nên hiệu ứng thẩm mỹ với ngôi nhà, khi kết hợp với ánh sáng và lỗ thông tầng tạo sự thoáng đãng bên trong ngôi nhà.

Để hoàn thiện cho gian bếp, nhôm cũng góp phần không nhỏ trong việc bài trí gọn gàng, ngăn nắp tránh được sự xáo trộn trong trật tự sắp xếp.

Trong các văn phòng hiện đại, nhôm được sử dụng làm hệ khung xương và các vách ngăn nhẹ tạo nên tính năng động, trẻ trung cho không khí làm việc nơi công sở.

                                                        

                                                                    Vách ngăn, khung xương bằng nhôm tại văn phòng, công sở

Những tác nhân phá hỏng cấu trúc nhôm có thể chia làm hai loại: Tính vật lý và hóa học. Tác nhân vật lý là những va chạm, lực tác động bên ngoài. Tác nhân hóa học là những chất như axit và các chất ăn mòn.

Mức độ an toàn chủ yếu gồm hai yếu tố: khả năng chịu lực và sắc cạnh của vật liệu che chắn. Ví dụ như hành lang an toàn trên tòa nhà cao tầng, phải tính toán làm sao cho độ chịu lực phải đảm bảo, không quá mỏng những cũng đủ đáp ứng nhu cầu kiến trúc của công trình.

Khi chế tác và gia công xong, sản phẩm bằng nhôm phải nhẵn mịn, các góc cạnh được bo gọn nếu không sẽ gây nguy hiểm cho người sử dụng. Nhôm nguyên chất có sức chịu kéo thấp, nhưng khi được gia công cơ nhiệt với một số nguyên tố sẽ tạo ra các hợp kim có các thuộc tính cơ học tăng lên đáng kể. Tính theo cả số lượng lẫn giá trị, việc sử dụng nhôm vượt trội hơn tất cả các kim loại khác (trừ sắt) và nó đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế thế giới.

                                                                                                                                                                                                        (Theo tạp chí xây dựng)

Tin tức khác